Trong marketing, việc nắm bắt tâm lý khách hàng là môt điều hết sức cần thiết. Một marketer thông minh sẽ thấu hiểu sâu sắc nỗi đau của người dùng, lí giải được hành vi của các đối tượng. Từ đó khéo léo dùng đòn tâm lý để xây dựng nên những chiến dịch marketing thành công. Cùng khám phá 3 chiếc bẫy tâm lý thú vị trong marketing trong bài viết này nhé!

1. Hiệu ứng tâm lý chim mồi

Đây là một hiệu ứng tâm lý được sử dụng trong hầu hết các hoạt động Marketing, kinh doanh, bán hàng,… Bằng cách đưa ra những “miếng mồi ngon” để mê hoặc, lôi kéo khách hàng đến đúng sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhà sản xuất muốn cung cấp.

Hiệu ứng tâm lý chim mồi
Hiệu ứng tâm lý chim mồi

Khi buộc phải chọn lựa giữa 2 lựa chọn, người tiêu dùng sẽ có xu hướng ưu tiên phương án tương ứng với mức chi phí phải trả thấp hơn. Đồng nghĩa với việc nhà sản xuất khó lòng bán được những sản phẩm, dịch vụ có mức giá cao.

Trong tình huống này, điều gì sẽ xảy ra khi có một lựa chọn thứ 3 trung gian với mức giá không quá chênh lệch. Thay vì chỉ có 2 sự lựa chọn như ban đầu, sự xuất hiện của một chim mồi sẽ làm thay đổi quyết định của khách hàng theo hướng có lợi hơn cho người bán. Hiệu ứng chim mồi sẽ đẩy giá trị sản phẩm cao hơn trong mắt khách hàng từ đó khéo léo dẫn dụ về lựa chọn mà người bán mong muốn.

2. Chiếc bẫy khan hiếm

Nó là hiện tượng tâm lý chiếm hữu khi khách hàng có khao khát, thèm muốn một mặt hàng mà họ không dễ dàng nhận được và thậm chí là không thể nào mua được. Hiệu ứng này có thể là thật nhưng cũng có thể được các marketer ngụy tạo để buộc người tiêu dùng phải đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng vì lo sợ mất lượt, không đến phần.

Hiệu ứng tâm lý khan hiếm
Hiệu ứng tâm lý khan hiếm

Về mặt khách quan, nếu sự khan hiếm là giả thì đây chính là chủ đích của các doanh nghiệp. Thực tế số lượng hàng hóa còn rất nhiều nhưng vẫn đặt ra một giới hạn về con số hay về thời gian, từ đó tạo ra hiện tượng ảo: lượng cung hàng hóa ít hơn lượng cầu về hàng hóa để đẩy hàng đi nhanh hơn.

3. Hiệu ứng tâm lý mỏ neo

Hiệu ứng mỏ neo hiểu một cách đơn giản là con người quyết định dựa trên thông tin đầu tiên họ nhận được. Trong chiến dịch bán hàng, việc neo đậu vô cùng quan trọng – một ví dụ chính là mùa giảm giá. Bằng cách nêu rõ giá bán ban đầu của sản phẩm (bước “thiết lập” mỏ neo) sau đó hiển thị giá đã giảm ở ngay bên cạnh, lập tức trong tâm lý khách hàng sẽ hình thành sự so sánh, và thấy vui vẻ khi mua được món hời lớn.

Hiệu ứng tâm lý mỏ neo
Hiệu ứng tâm lý mỏ neo

Rõ ràng, chiếc neo được thả ra đã hoàn toàn tác động đến quyết định của khách hàng cũng như kết quả của cuộc mua bán. Người mua dễ dàng cảm thấy hài lòng, thỏa mãn dù thực tế họ không hề biết rằng mình đã bị thiệt hại nhiều hơn.

KẾT LUẬN

Trên đây là top 3 hiệu ứng tâm lý kinh điển trong Marketing mà ai trong số chúng ta đã từng rơi vào. Việc nắm bắt tâm lý người dùng sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng để đạt được hiệu quả kinh doanh mong muốn nhưng đồng thời cũng khiến người dùng thoải mái với lựa chọn mà không hay biết về những chiếc bẫy ngọt ngào kia.

Đọc thêm những bài viết Marketing thú vị tại đây: https://golike.net/social-media-marketing-top-6-loai-hinh-pho-bien/

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *