Mô hình SWOT – một thuật ngữ không còn quá lạ lẫm với dân trong nghề Marketing. Hiểu và nắm vững ma trận SWOT là một trong những chiến thuật kinh điển giúp các doanh nghiệp phát huy tiềm năng, nắm bắt cơ hội để phát triển. Cùng khám phá những điều hay ho và cách xây dựng mô hình thú vị này ngay dưới đây.

I. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH SWOT

1. SWOT là gì?

SWOT là một mô hình phân tích tình hình kinh doanh được áp dụng rộng rãi tại nhiều doanh nghiệp. Khái niệm SWOT gồm 4 chữ cái viết tắt cho 4 nhân tố then chốt là S – Strength (Điểm mạnh), W – Weaknesses (Điểm yếu), O – Opportunities (Cơ hội) và T – Threats (Thách thức). Bên cạnh việc được các doanh nghiệp ưu chuộng sử dụng thì đây cũng là quy tắc vàng nhiều cá nhân ghi nhớ để lên kế hoạch phát triển bản thân trong tương lai.

Mô hình SWOT
Mô hình SWOT

2. Nguồn gốc hình thành

Mô hình phân tích SWOT được phát triển bởi Albert Humphrey những năm 1960- 1970. Đây là kết quả của một dự án nghiên cứu do đại học Standford, Mỹ thực hiện. Tên gọi ban đầu của mô hình này là SOFT: Satisfactory – Thỏa mãn, Opportunity – Cơ hội, Fault – Lỗi và Threat – Nguy cơ.

Đến năm 1964, mô hình này được Urick và Orr tại Zurich – Thuỵ Sĩ, Albert đã cùng các cộng sự nghiên cứu và thay đổi chữ F thành W (Weakness) và SWOT ra đời từ đó. Đầu năm 2004 thì SWOT được hoàn thiện và dần được áp dụng phổ biến trong nhiều doanh nghiệp.

II. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

1. Strengths (Điểm mạnh)

Yếu tố tiên quyết cho mọi doanh nghiệp khi vận dụng chiến thuật SWOT là nhận thức được điểm mạnh , ưu thế vượt trội của doanh nghiệp là ở đâu? Khác biệt nào so với các đối thủ trên thị trường? Cụ thể như:

  • Những nét độc đáo nào khiến doanh nghiệp bỏ xa đối thủ?
  • Công việc nào doanh nghiệp có thể làm xuất sắc?
  • Khách hàng thích thú với điều gì nhất ở doanh nghiệp?
  • Nguồn lực nội bộ có thể làm nên những đột phá gì?
Mô hình SWOT - 1
Mô hình SWOT – 1

Lần lượt trả lời các câu hỏi đó dưới nhiều góc độ: bản thân doanh nghiệp, đối thủ, khách hàng để đưa ra kết luận toàn diện và sáng tỏ nhất về ưu thế đặc biệt của doanh nghiệp mình.

2. Weaknesses (Điểm yếu)

Đi kèm với ưu điểm sẽ là nhược điểm. Bởi thế trong ma trận SWOT, song song với việc nhận thức được điểm mạnh thì xác định nghiêm túc những điểm yếu của doanh nghiệp sẽ góp phần hạn chế những tổn thất lớn khi cạnh tranh. Các câu hỏi lại lần lượt được đặt ra:

  • Những điểm nào doanh nghiệp còn thiếu hụt nhân lực phát triển?
  • Doanh nghiệp hạn chế chuyên môn ở mảng nào?
  • Khách hàng không hài lòng về điều gì về sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp?
  • Vì sao đối thủ lại đánh bại doanh nghiệp ở mảng này?
Mô hình SWOT - 2
Mô hình SWOT – 2

Thành thực nhìn nhận những hạn chế, thiếu sót của doanh nghiệp mới kịp thời đưa ra phương án cải thiện, thu hẹp điểm yếu, hay thậm chí biến điểm yếu thành điểm mạnh, giúp doanh nghiệp đi được đường dài.

3. Opportunities (Cơ hội)

Yếu tố thứ ba trong mô hình SWOT đó chính là cơ hội. Lần lượt điểm mặt chỉ vàng những cơ hội như “Đội ngũ marketing có đang thu hút một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng chưa?” hay “Triết lí kinh doanh của doanh nghiệp có còn hiệu quả không”. Ngoài ra, cơ hội lớn để các doanh nghiệp trụ vững nằm ở việc chạy đua theo vòng xoáy công nghệ, kịp thời nắm bắt xu hướng thị trường, sự thay đổi chính sách của chính phủ, hành vi khách hàng,…

Mô hình SWOT - 3
Mô hình SWOT – 3

Chỉ khi trong tâm thế luôn sẵn sàng tìm kiếm và tạo ra cơ hội, doanh nghiệp mới thực sự trở thành một tay chơi cừ khôi trong trận chiến khốc liệt trên thương trường.

4. Threats (Thách thức)

Trong kinh doanh việc xuất hiện bất ngờ những hiểm nguy cản trở là điều không thể tránh khỏi. Một số yếu tố có thể kể đến là đối thủ cạnh tranh, thiên tai, dịch bệnh, chính sách của Chính phủ, biến động thị trường,… Dù không thể kiểm soát được hết những nguy cơ nhưng việc lên giả định và chuẩn bị sẵn sàng phương án đối phó sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế đáng kể rủi ro.

Mô hình SWOT - 4
Mô hình SWOT – 4

Những câu hỏi như “Làm thế nào khi khách hàng đột ngột quay lưng?”, “Chính sách Chính phủ làm sụt giảm tiến trình tăng trưởng là vì sao?”, “Đối phó với dịch bệnh như thế nào để doanh nghiệp có thể tồn tại?”,… Càng lường trước và mở ra tầm nhìn chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp tránh đi những cú sốc trên thương trường.

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin cơ bản về mô hình SWOT kinh điển. Hiểu và phân tích rõ 4 yếu tố quan trọng của phương pháp SWOT sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ đó xây dựng được chiến lược phù hợp nhất cho đế chế của mình.

Tham khảo thêm kiến thức Marketing: https://golike.net/cac-loai-hinh-marketing-moi-nhat-nam-2022/

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *