Mô hình 3C – một thuật ngữ không còn quá xa lạ với các marketer. Hôm nay hãy cùng Golike tìm hiểu xem 3C rốt cuộc là như thế nào để biết thêm những kiến thức thú vị về làng Mar nhé!

I. Mô hình 3C trong Marketing là gì?

Mô hình 3C
Mô hình 3C

Mô hình Marketing 3C là một mô hình được phát triển bởi Kenichi Ohmae – một nhà hoạch định chiến lược trong kinh doanh. 3C được sử dụng rộng rãi trong các chiến lược Marketing doanh nghiệp để phân tích hướng phát triển dựa trên 3 yếu tố then chốt: Customers (Khách hàng), Competitors (Đối thủ) và Company (Doanh nghiệp). Đây được xem là 3 biến số thúc đẩy và hoàn toàn phụ thuộc vào nhau. Trong trường hợp, bất kỳ biến nào thay đổi, nó sẽ ảnh hưởng đến các biến còn lại.

II. Phân tích các yếu tố trong mô hình 3C

1. Customers (Khách hàng)

Theo Ohmae, khách hàng là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Do đó mục tiêu trước mắt mà doanh nghiệp hướng tới nên là lợi ích của khách hàng chứ không phải lợi ích của cổ đông. Một công ty chú trọng đến lợi ích khách hàng lên đầu, về lâu dài cũng sẽ thu hút các nhà đầu tư và vì thế sẽ đảm bảo được lợi ích cho chính doanh nghiệp.

Mô hình 3C - (1)
Mô hình 3C – (1)

Trong mô hình 3C, phân tích khách hàng là nền tảng xây dựng nên một chiến lược Marketing hiệu quả. Bằng việc nghiên cứu, phân tích các nhân tố vệ tinh xoay quanh trọng tâm khách hàng, các nhà hoạch định chiến lược sẽ nhận được những thông tin chi tiết có giá trị cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ khi sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp thỏa mãn tối đa được nhu cầu của người dùng thì doanh nghiệp mới duy trì sự tồn tại và gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Dựa trên việc hiểu được hành vi mua sắm, rào cản, khao khát,… chân dung khách hàng mục tiêu sẽ dần được phác thảo, từ đó rút ra được cách thức tối ưu nhất để thu hút khách hàng mua sản phẩm.

2. Competitors (Đối thủ)

Yếu tố then chốt thứ hai mà mô hình 3C đề cập đến là đối thủ cạnh tranh. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Trên thương trường khốc liệt, việc xác định, phân tích đối thủ cạnh tranh là việc không thể lơ là để doanh nghiệp có thể trụ vững.

Mô hình 3C - (2)
Mô hình 3C – (2)

Doanh nghiệp cần xác định được đối thủ cạnh tranh chính trong cùng lĩnh vực để tìm ra chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ của mình so với các đối thủ, đẩy mạnh lợi thế đó đồng thời xem xét được hạn chế của mình so với doanh nghiệp khác để kịp thời khắc phục.

Sau khi nghiên cứu thật kĩ đối thủ cạnh tranh, các marketer cần đề ra được loại hình Marketing phù hợp, duy nhất cho doanh nghiệp mình nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng hiệu quả.

3. Company (Doanh nghiệp)

Mô hình 3C - (3)
Mô hình 3C – (3)

Chữ C cuối cùng mà mô hình 3C đề cập đến là Company (Doanh nghiệp). Để nổi bật giữa đám đông thương hiệu, doanh nghiệp cần nhận thức rõ được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Dựa vào việc phân tích khách hàng và đối thủ, doanh nghiệp sẽ tự rút ra được vị thế và con đường kinh doanh sáng suốt nhất cho mình để chiếm lĩnh thị trường.

KẾT LUẬN

Việc hiểu và phân tích được ma trận 3C để xây dựng chiến lược Marketing tốt nhất có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho hành trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hi vọng những kiến thức mà bài viết cung cấp thực sự hữu ích cho công việc của bạn.

Đọc thêm kiến thức Marketing tại đây: https://golike.net/kham-pha-mo-hinh-swot-trong-marketing/

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *