Mô hình SMART có ý nghĩa quan trọng trong các chiến dịch Marketing, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Vậy thuật ngữ SMART là gì? Cách áp dụng nó như thế nào? Cùng lí giải những thắc mắc đó trong bài viết này nhé!

I. Mô hình SMART là gì?

Mô hình SMART
Mô hình SMART

SMART là mô hình không còn quá xa lạ, được xem như công cụ để các chuyên gia marketing đánh giá tình hình, tính khả thi và độ hợp lí của các đầu mục trong chiến dịch Marketing dựa trên 5 yếu tố:

  • Specific (Cụ thể) 
  • Measurable (Có thể Đo lường được) 
  • Achievable (Tính Khả thi) 
  • Relevant (Sự Liên quan) 
  • Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

Bên cạnh đó, mô hình này còn đưa ra được mục tiêu Marketing phù hợp với từng thời điểm tương thích với chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện.

II. Phân tích các yếu tố của mô hình SMART

1. Specific (Cụ thể)

Mô hình SMART - 1
Mô hình SMART – 1

Các mục tiêu vạch ra càng chi tiết, dễ hiểu và rõ ràng bao nhiêu thì khả năng thực hiện của chúng sẽ càng cao. Ngược lại, nếu đặt ra những mục tiêu quá chung chung, mơ hồ sẽ gây khó khăn cho quá trinh đo lường mức độ khả thi và tính hiệu quả của các công việc, dẫn đến định hướng mờ mịt cho doanh nghiệp.

2. Measurable (Đo lường được)

Mô hình SMART - 2
Mô hình SMART – 2

Tiêu chí thứ hai cần quan tâm trong mô hình SMART chính là đo lường được. Những mục tiêu đề ra cần cụ thể hóa thành những con số. Khi vạch mục tiêu cho doanh nghiệp và cụ thể là cho chiến dịch Marketing cần xác định xem liệu có hoàn thành được không. Sau khi hoàn thành nó, phải đo lường được mức độ hiệu quả để đánh giá hiệu quả công việc. Có thể nói, tính đo lường là cách đơn giản nhất, tối ưu nhất giúp các marketer hiểu được mình cần làm gì, làm như thế nào để đạt chỉ tiêu theo mốc thời gian tương ứng.

3. Achievable (Tính khả thi)

Đặt ra những mục tiêu cao thường sẽ tạo động lực thúc đẩy mọi người quyết tâm thực hiện. Tuy nhiên, nếu mục tiêu quá nặng sẽ thành áp lực, làm nảy sinh tiêu cực. Thậm chí khi mục tiêu quá viển vông, hão huyền dẫn đến việc thành công là bất khả thi sẽ làm cho tinh thần chung bị xuống dốc.

Mô hình SMART - 3
Mô hình SMART – 3

Vì thế, khi đề ra mục tiêu cho doanh nghiệp hay cho các chiến dịch của mình, marketer cần ghi nhớ liệu chúng khả thi hay không, cụ thể ra tính khả thi là bao nhiêu %, từ đó xem xét điều chỉnh nguồn lực thực hiện để đạt hiệu suất cao trong thời

4. Relevant (Sự liên quan)

Một mục tiêu Marketing trong mô hình SMART có tính liên quan sẽ là mục tiêu phù hợp với tầm nhìn chung, định hướng phát triển chung của cả doanh nghiệp. Nó không chỉ đơn thuần giải quyết vấn đề của riêng Marketing mà còn cần thiết liên kết xử lí với các vấn đề mà phòng ban khác đang gặp phải.

Mô hình SMART - 4
Mô hình SMART – 4

Nếu bạn quan tâm vào tiêu chí này của mục tiêu trong mô hình SMART, chắc chắn mục tiêu marketing sẽ phù hợp và thúc đẩy cho mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. 

5. Time-bound (Thời hạn)

Mô hình SMART - 5
Mô hình SMART – 5

Việc giới hạn thời gian đặt ra để hoàn thành mục tiêu Marketing là hết sức cần thiết. Nó tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình thực hiện, tránh hiện tượng trì trệ công việc, buộc nhân viên phải nỗ lực hoàn thành trên áp lực thời gian, từ đó đạt được hiệu quả công việc như mong muốn.

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin cơ bản về một trong những mô hình Marketing kinh điển – mô hình SMART. Mong rằng kiến thức Marketing mà Golike cung cấp thực sự hữu ích cho bạn.

Đọc thêm những bài viết thú vị tại đây: https://golike.net/top-3-chien-luoc-marketing-kinh-dien-nhat-moi-thoi-dai/

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *